Những điều cần biết về thông số kỹ thuật máy nén khí

Các thông số kỹ thuật của máy nén khí

Máy nén khí được thiết kế dựa trên những thông số cơ bản sau:

Lưu lượng khí của máy nén khí thường được tính theo đơn vị: lít/phút, m3/phút, CFM, Nm3/phút. Sau đây là công thức quy đổi:

  • 1 m3/phút = 1000 lít/phút
  • 1 m3/phút = 1,089 x 1 Nm3/phút
  • 1 CFM = 0,0283 m3/phút

Trước khi chọn mua máy nén khí, bạn phải biết được lưu lượng của các dụng cụ/thiết bị sử dụng khí nén và tổng lưu lượng khí của máy nén sẽ bằng tổng lưu lượng của toàn bộ các dụng cụ và cộng thêm 25%. Công thức tính như sau:

Lưu lượng máy nén khí = Lưu lượng (Thiết bị 1 + Thiết bị 2 +….+ Thiết bị n) x 1,25

Áp lực khí nén thường được tính theo đơn vị Mpa, bar, kgf/cm2, Psi, Atm… Với công thức quy đổi như sau:

  • 1 Mpa = 10 bar
  • 1 Atm pressure = 1,01325 bar
  • 1 Bar = 14,5038 Psi
  • 1 Bar = 1,0215 kgf/cm2

Công suất máy nén khí thường được tính theo đơn vị Kw hoặc HP (sức ngựa) với công thức quy đổi như sau:

  • 1kw = 1,35HP
  • 1HP = 0.746Kw

Nguồn điện

Bạn nên xem xét kỹ nhu cầu sử dụng mình cần máy nén khí mạch điện 1 pha hay 2 pha. Nếu là dòng điện 1 pha, thì hiệu điện thế thông thường là 110V, 220V và máy nén khí có công suất 1HP trở xuống có thể sử dụng dòng điện 110V, 1HP trở lên có thể sử dụng dòng điện 220V.

Còn với máy nén khí có công suất 5HP hoặc lớn hơn thì có thể sử dụng nguồn điện 2 pha. Nếu sử dụng các dụng cụ đòi hỏi nguồn khí biến động và thời gian chịu tải lớn hơn 5 phút thì bạn nên cân nhắc mua máy biến tần sử dụng.

Cấu tạo của máy nén khí

Hệ thống máy nén khí gồm nhiều chi tiết cơ bản, tuy nhiên các bộ phận cơ bản của máy nén khí phải đầy đủ bao gồm: Máy nén khí + bình tích áp + máy sấy khí + lọc.

Máy nén khí: Có chức năng làm tăng áp suất của chất khí, giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên và đồng thời nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ. Sản phẩm máy nén khí có nhiều kiểu lưu lượng và áp lực khác nhau. Có 2 loại máy nén khi phổ biến hiện nay, một là máy nén khí không dầu (100% khí sạch, không ồn) phù hợp sử dụng trong ngành y tế, dược phẩm, nha khoa, thực phẩm, khu chế biến… Loại thứ 2 là máy nén khi có dầu, thường được sử dụng trong khu công nghiệp nặng, ngành cơ khí điều khiển, sửa chữa máy móc, ô tô…

Bình tích áp khí (dung tích bình khí của máy nén khí): Là bình lưu trữ khí nén với áp lực cao. Tùy vào từng loại máy mà dung tích bình khí cũng khác nhau. Đối với các ngành công nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng cao thì nên chọn loại bình nén khi lớn.

Máy sấy khí: Máy nén khí là thiết bị cần có trong mỗi dòng máy nén khí. Như ta đã biết thì khí đi từ ngoài môi trường vào không chỉ mang theo bụi bẩn mà cả hơi nước, lượng hơi nước này sẽ phụ thuộc vào độ ẩm bên ngoài. Cách xử lý hơi nước của máy sấy khí, đó là thu thập những giọt nước ngưng tụ rồi sau đó hâm nóng không khí, hơi nước sẽ biến mất và đảm bảo độ khô cho khí.

Nếu máy không có chức năng sấy khí này, hơi nước sẽ không được loại bỏ khi nén, do đó khí sinh ra sẽ mang theo một lượng hơi nhất định. Khi đi qua các chi tiết máy và thiết bị sử dụng khí, nó sẽ gây hoen gỉ, ăn mòn, khô dầu…

Màng lọc của khí nén: Đây là thiết bị rất cần phải có cho máy nén khí. Đặc biệt là trong điều kiện môi trường ô nhiễm hiện nay, thì lượng không khí đi vào máy, tồn tại rất nhiều lượng bụi, phân tử hóa học ăn mòn kim loại, ô nhiễm hơi nước. Chính điều này sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của máy nén khí.

Trên đây là một số thông tin về máy nén khí và các thông số kỹ thuật của máy nén khí mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và đưa ra lựa chọn mua hàng đúng đắn.

Tin Liên Quan